Tại sao trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn ~ Thông tin cho mẹ và bé mỗi ngày

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Tại sao trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn


Nhật ký làm mẹ - "Bé nhà tôi gần 3 tuổi nhưng chỉ nặng hơn 11kg, mặc dù cháu ăn uống không thua kém các bạn cùng lứa tuổi. Mong chuyên mục tư vấn vì sao cháu ăn mãi không lớn, vẫn thấp bé hơn bạn đồng lứa?"  Đông Nhi (Nam Định)


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, như: Chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các hormone... Nguyên nhân làm cho trẻ phát triển chậm có thể là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay trẻ có một rối loạn nào đó. Bạn có thể tham khảo các nguyên nhân dưới đây:


- Nếu trẻ phát triển theo tốc độ bình thường nhưng vẫn nhỏ hơn so với tuổi thì gọi là chậm phát triển thể chất. Nguyên nhân có thể do trẻ có “tuổi xương” phát triển chậm hơn so với “tuổi đời”. Trong trường hợp này, thời kỳ dậy thì có thể sẽ bị lùi lại cho đến khi bộ xương phát triển kịp. Thường thì những trẻ này sẽ có người thân hay họ hàng gặp phải tình trạng tương tự.
Xem thêm->>>> mẹ và bé

- Nếu con bạn có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tuổi thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Nguyên do thường gặp là trẻ có vấn đề về nuôi dưỡng hoặc do chế độ ăn không đủ chất. Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác như nhiễm trùng, có bất thường về đường tiêu hóa.

- Vấn đề về hormone: Tình trạng tăng hay giảm đáng kể một loại hormone nào đó cũng là nguyên nhân gây nên các rối loạn tăng trưởng trong 10 năm đầu. Ví dụ, trẻ bị suy tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormone cần thiết cho xương phát triển.

- Bệnh lý mãn tính: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ. Một số bệnh mãn tính thường gặp là: Suyễn, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mãn. Trẻ có bệnh lý thần kinh cơ, hở hàm ếch, hoặc một số vấn đề về tâm thần kinh cũng sẽ dẫn đến ăn kém. Một số bệnh như suy tim, tiểu đường, xơ nang… cũng gây cản trở sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

- Những nguyên nhân khác: Bao gồm rối loạn di truyền (ví dụ như hội chứng Turner), nhiễm trùng trong thai kỳ, dùng thuốc lá và rượu trong thai kỳ…

Bạn cũng có thể cho bé làm một số xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của một vài cơ quan cũng như làm một số test đặc biệt nhằm kiểm tra nồng đồ hormone, chụp X quang vùng cổ tay để đo lường sự phát triển xương theo tuổi. Trong trường hợp bé thiếu hormone cần dùng thêm hormone dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai/Báo Gia đình & Xã hội
Xem thêm ->>>> đồ dùng cho bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét