tháng 1 2016 ~ Thông tin cho mẹ và bé mỗi ngày

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

4 trò chơi kích thích phát triển trí não cho trẻ tập đi


mẹ và bé - Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các hoạt động vui chơi giải trí mang tính giáo dục rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, nhất là khi bé vừa chập chững biết đi.
Mẹ có thể tham khảo 4 trò chơi dưới đây để tập cho bé. Các trò chơi được thiết kế theo nhiều mức độ dễ và khó phù hợp với từng bé yêu đấy.


1. Xếp hình khối


Mẹ cần chuẩn bị một bộ chữ cái bằng gỗ, để bé nhìn và tự do khám phá đồ chơi trong giây lát. Sau đó, mẹ làm mẫu cho bé, lần lượt xếp chồng chữ cái với nhau. Mỗi lần xếp một khối mới, mẹ hãy nói thật to, giọng hào hứng vì tháp chữ cái ngày càng cao hơn. Tiếp theo, mẹ ra hiệu cho bé: “Giờ mình phá tháp nha con” và đẩy ngã chồng chữ cái trước mặt. Bé sẽ rất phấn khích khi được phá đổ tháp chữ cái nên mẹ cứ tập cho bé trò chơi này nhé, dần dà kỹ thuật xếp khối sẽ phát triển nhiều lắm đấy. đồ dùng cho bé


2. Ném bóng


Bố mẹ cần chuẩn bị cho bé một quả bóng mềm. Bé có thể mất nhiều thời gian để học cách ném bóng bay lên không trung và mẹ có thể là “nạn nhân” sau cú ném đầu tiên của bé đấy! Trò chơi này hoàn toàn phù hợp cho những buổi dã ngoại cũng như phòng khách nhà mình. Cách chơi là mẹ và bé ngồi đối diện, bàn chân chạm vào nhau, sau đó thay phiên ném qua ném lại quả bóng. do choi cho be


3. Chơi thú bông


Mẹ có nhận ra dạo này bé hay cầm điều khiển TV, đưa lên tai và nói “A lô a lô” không? Thật dễ thương phải không mẹ? Bước tiếp theo mẹ hãy tập cho bé làm quen với thú bông, búp bê hay mô hình các nhân vật trong phim để mô phỏng những gì bé quan sát được trong nhà. Mẹ và bé cùng ngồi xuống, chuẩn bị muỗng, ly tách và cho bạn gấu bông uống nước hoặc dùng bàn chải đánh răng chải tóc cho búp bê. Điểm đặc biệt của trò chơi này là mẹ không cần phải ở gần bên bé thì bé mới vui nhé. ghế ăn cho bé


4. Phân loại màu sắc và hình dạng


Có rất nhiều món đồ chơi phân loại trên thị trường được thiết kế sẵn cho bé nên mẹ cứ lựa chọn thoải mái tùy ý thích. Mẹ có thể kết hợp phân loại hình dạng và đặt chúng vào các ô trống tương ứng hoặc xác định màu sắc khi xếp chồng đĩa lên nhau. Ngoài ra, mẹ có thể để bé phân loại đồ vật theo màu sắc, sau đó là phân loại theo hình dạng. Hãy ngồi cùng bé và bắt đầu làm mẫu cho bé. Nếu bé làm sai, nhẹ nhàng giải thích và xếp lại theo đúng vị trí là được nhé.
Xem thêm: mang xa hoi

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

9 điều thú vị về cú đạp của thai nhi mẹ nào cũng mong ngóng


CHAM SOC BA BAU - DÙ MANG THAI ĐỨA THỨ NHẤT HAY ĐẾN LẦN THỨ 3, MẸ BẦU NÀO CŨNG MONG MUỐN CÓ THỂ CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG CÚ ĐẠP CỦA SINH LINH BÉ NHỎ TRONG BỤNG. ĐÓ LÀ MỘT DẤU HIỆU CHO THẤY EM BÉ ĐÁNG PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG VÀ KHỎE MẠNH. THẾ NHƯNG, BẠN CÓ BIẾT RẰNG KHÔNG PHẢI LÚC NÀO BẠN CẢM GIÁC BÉ ĐẠP ĐỀU LÀ THẬT, VÌ EM BÉ CÒN THỰC HIỆN CÁC CHUYỂN ĐỘNG KHÁC TRONG BỤNG MẸ, NHƯ DI CHUYỂN TAY, THẬM CHÍ LÀ LỘN NHÀO.



1. Khi nào tôi có thể cảm nhận được những cú đạp của em bé?

Đối với những người mang thai lần đầu, mẹ có thể nhận ra những chuyển động đầu tiên của em bé vào cuối tuần thứ 24 của thai kì. Thực tế, thai nhi đã chuyển động từ trước đó rất lâu, nhưng hầu như mẹ bầu không hề nhận ra điều đó. Khi mới thụ thai, những chuyển động không quá rõ ràng, thậm chí nhiều mẹ còn nghĩ đó chỉ là một cơn gió thổi qua mà thôi. Những mẹ bầu mang thai lần 2 hoặc lần 3 có thể nhận ra những chuyển động sớm hơn rất nhiều, có thể là từ tuần thứ 12.

2. Tại sao thai nhi lại đạp?

Thai nhi chuyển động như một sự phản ứng đối với môi trường xung quanh  mình. Quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng hoặc các loại thực phẩm mạnh có thể kích thích bé đạp và di chuyển. Chuyển động cũng là cách em bé thư giãn, thậm chí là đi vào giấc ngủ. Những mẹ bầu tham gia tập luyện một số môn thể thao thư giãn như yoga sẽ thấy em bé ít cử động hơn, vì khi đó, cơ thể người mẹ thư giãn với nhịp tim và nhịp thở thấp hơn có thể khiến em bé thư giãn và chuyển động ít hơn.nôi trẻ em


Các cử động là những thông tin đầu tiên bé truyền tới mẹ.

3. Bao nhiêu cú đạp là bình thường?

Số lượng trung bình rơi vào khoảng 15-20 cú đạp một ngày, bao gồm tất cả các chuyển động khác. Mỗi em bé đều khác nhau, có em bé ngủ cả ngày và thường chuyển động về đêm, có em bé lại chuyển động suốt cả ngày. Em bé ngủ và nghỉ trong bụng mẹ khoảng 17 giờ một ngày, vào những lúc bận rộn, có thể bạn sẽ không cảm nhận được sự chuyển động khi em bé thức dậy. Hầu hết các mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi một cách rõ ràng sau khi ăn, sau khi hoạt động hoặc suốt buổi tối.

4. Khi nào tôi nên đếm những cú đạp của con?

Bạn đừng lo khi không cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi trong chốc lát. Mỗi em bé có cách đạp khác nhau, thậm chí khi lớn hơn, em bé lại thay đổi tiếp. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên đếm số cú đạp của thai nhi:

-  Cảm thấy ít hơn 10 cử động trong vòng 2 tiếng.

-  Giảm hoặc không cử động khi có các kích thích bên ngoài như tiếng ồn lớn, vỗ nhẹ vào bụng, giọng nói của bạn hay chồng bạn.

-  Giảm dần các chuyển động trong hơn 2 ngày liên tiếp.

5. Làm thế nào để có thể đếm những cú đạp?

Nếu bạn nghĩ rằng thai nhi đang cử động ít hơn bình thường, hãy ghi lại mọi chuyển động trong vòng 1 giờ sau đó. Hãy ngồi xuống, ăn nhẹ hay uống một cốc nước lạnh, nâng chân lên. Đồ uống lạnh hoặc lượng đường có trong đồ ăn vặt sẽ “đánh thức” em bé. Bạn sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 cử động trong hai giờ tiếp theo, nếu không, hãy gọi điện và hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

6. Có phải em bé đạp ít đi là dấu hiệu bất thường nào đó? shop me va be

Điều đó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu có hại nào đó. Tuy nhiên, giảm cử động ở thai nhi có thể là dấu hiệu suy thai do thiếu dinh dưỡng và oxy. Bạn sẽ cần đến một xét nghiệm hoàn chỉnh để biết chính xác nguyên nhân vì sao cử động của em bé lại giảm, bao gồm kiểm tra lượng máu của nhau thai và sức khỏe của em bé, cách em bé phản ứng với các kích thích. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có những giải pháp cho trường hợp của bạn, ví dụ như sinh sớm để tránh các biến chứng.


Khi bạn cảm thấy những cú đạp ít đi, cần theo dõi thật kĩ và hỏi ý kiến bác sĩ.

7. Tôi có nên đếm cử động của thai mỗi ngày?

Nếu bạn không ở trong một thời kì mang thai với nhiều nguy cơ thì việc đếm số chuyển động của em bé trong bụng mẹ là không quá cần thiết. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên theo những cú đạp này, bạn có thể đếm chúng vào một số thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như sau bữa ăn.

8. Tại sao em bé cử động ít đi sau 36 tuần?

Em bé luôn cử động trong suốt thai kì, nhưng sau 36 tuần, khi em bé lớn hơn, nó sẽ có ít không gian cho những chuyển động lớn như đạp hay xoay mình. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy em bé ít chuyển động hơn - em bé vẫn sẽ sử dụng bàn tay của mình để khám phá khuôn mặt và cơ thể mình, “chơi” với dây rốn, và cố gắng duỗi người trong môi trường chật hẹp. Chuyển động thường xuyên và nhịp nhàng có thể cho biết em bé của bạn bị nấc - một số em bé bị nấc cục tại một số thời điểm trong ngày. thảm chơi cho bé

9. Những cú đạp có dự đoán về các hành vi của đứa trẻ trong tương lai?

Một số người tin rằng, những em bé đạp cả ngày trong bụng mẹ có xu hướng biết đi nhanh hơn trong một vài năm tới và ngược lại. Tiến sĩ Jane DiPietro, đại học John Hopkins đã theo dõi hoạt động của thai nhi của hơn 50 em bé, sau đó theo dõi hành vi ở một đến hai năm tuổi. Các kết quả có vẻ cho thấy một sự liên kết giữa chuyển động trong tử cung và hành vi trong những năm đầu đời, liên quan đến việc kiểm soát xung động, ức chế và tự điều chỉnh.
Xem thêm: mang xa hoi

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Làm gì khi con bạn chống đối

( mẹ và bé) - Đôi khi bạn chịu thua đứa con bướng bỉnh và dần dần con sẽ hình thành thói quen xấu là thích mặc cả với bố mẹ. Một số lời khuyên dưới đây sẽ là gợi ý hay dành cho bạn.5 cách nói giúp con dừng mè nheo ngay lập tức 8 mẹo giúp mẹ "điều trị" con mè nheo khi đi siêu thị Mẹ Việt ở Nhật chia sẻ cách ứng phó với con hay mè nheo
Trẻ con thương lượng với cha mẹ là một vấn đề thường gặp trong việc nuôi dạy con cái. Với bạn điều này, điều kia là hợp lý, nhưng thay vì chấp nhận hoặc bỏ qua, đứa trẻ bắt đầu tranh luận với bạn như một luật sư dày dạn kinh nghiệm.

"Mẹ ơi, con được xem TV ít hơn bạn A? Bạn không muốn là người không công bằng, đúng không? Công bằng là điều rất quan trọng mà chúng ta thường nói ở trường học. Bạn đầu hàng con, và bạn sẽ bị bối rối về quan niệm sự công bằng.
( đồ dùng cho bé)


Ở một trường hợp khác, bé sẽ khiến bạn nhanh chóng đầu hàng bằng cách lặp đi lặp lại một vấn đề.

"Con có thể ăn hơn hai chiếc bánh".

"Mẹ ơi, con ăn ba chiếc nhé".

"Không. Hai thôi".

"Ba".

"Không, hai".

"Ba".

Điều này mất ít nhất tầm bảy phút. Bạn thở dài, "được rồi, ba vậy" bởi vì, bạn có thể nghĩ rằng dù sao thì có khác biệt gì nhiều đâu giữa hai và ba chiếc bánh, và không muốn đôi co với con.

Một đứa trẻ hay mặc cả sẽ không dễ dàng đặt đồ chơi xuống và đi ăn tối, bé sẽ nói, "Con sẽ ăn tối nếu con có thể chơi đồ chơi thêm 10 phút sau bữa ăn tối." Bạn có thể đồng ý với điều này bởi vì bạn chỉ muốn tất cả mọi người ăn bữa ăn tối, và mặc dù con sẽ mặc cả để có thêm thời gian hơn những gì đã thương lượng ban đầu, bạn chỉ cần cố gắng để buổi tối dễ chịu. Bạn sẽ tham gia cuộc tranh cãi này sau.( đồ chơi cho bé)

Việc mặc cả giữa bố mẹ và con cái đang là một vấn đề lớn trong nhiều gia đình. Vấn đề là bạn cần hành động như nào, nếu như chỉ có hai cách để nuôi dạy con: cho phép các bé hoặc trở thành những phụ huynh khó tính, lúc nào cũng nói "không".

Dạy con bướng bỉnh
Bạn phải giữ ranh giới của mình với con, vì bạn là cha là mẹ nên cần có sự kiên quyết với con.

Một đứa trẻ sẽ chỉ mặc cả với bạn khi cảm thấy có một cơ hội được đồng ý. Bạn là một người dễ bị lung lay, và những đứa trẻ sẽ áp đảo bạn khi bạn đầu hàng chúng. Thay vì đáp ứng nhu cầu của bé, bạn nên khiến bé lo lắng vì những yêu cầu không được đáp ứng.
Vậy, cha mẹ cần làm gì?

Việc này đơn giản nhưng cũng khá khó khăn, bởi nhiều điều trong cuộc sống là như vậy.

Không tranh cãi với con, không cố bảo vệ quan điểm của bạn.

Không đánh các con khi chúng cố gắng thương lượng.

Không nói dông dài.

Không được tức giận.

Không được hoảng loạn ngay cả khi bạn không chắc mình có quyết định đúng hay không, ngay cả khi đối mặt với sự bất an, ngay cả khi bé có một số lập luận tốt.

Bạn phải giữ ranh giới của mình với con, vì bạn là cha là mẹ nên cần có sự kiên quyết với con.

Cuối cùng, các con sẽ đi đến cực điểm thất vọng và sẽ tức giận. Đây là một dấu hiệu cho thấy các con đã thực sự chạm đến ranh giới. Tất cả các con đường đàm phán không còn, và điều duy nhất còn lại là sự chấp nhận.

Bạn sẽ thấy những đứa trẻ trở nên thiếu tôn trọng và mất kiểm soát và bạn sẽ muốn phạt con. Nhưng bạn biết đấy mỗi que diêm sẽ rực cháy khi sắp tàn. Khi bạn cảm thấy những đứa trẻ đã nguôi cơn giận, hãy đến và ôm con vào lòng, đồng cảm với những cảm xúc của con: "Mẹ biết thật khó để không được ăn bánh quy, phải tắt T, đặt điện thoại xuống hay phải rời khỏi công viên mà con rất thích". Bạn ôm và hôn con và để con biết bạn hiểu những điều đó. Cuộc sống là khó khăn. Con sẽ không nhận được tất cả những gì con muốn.
Xe m thêm: ghế ăn cho bé

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Cha mẹ làm thui chột trẻ vì ít cho con chơi ngoài trời

kenh doi song:Bạn chỉ cho con chơi trong nhà hay sân chơi vì nghĩ thế mới an toàn. Điều này thực sự bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

 Trẻ ngày nay chơi ngoài trời chưa tới một giờ mỗi ngày
Richard Louv, tác giả cuốn Last Child In The Woods: Saving Our Children from Nature Deficit Disorder, cho rằng ít cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường bên ngoài có thể cản trở óc sáng tạo và sự phát triển những tố chất tuyệt vời. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này:

1. Chơi ngoài trời thực sự chứ không phải trên sân bóng kẻ vẽ cẩn thận

Để hưởng thụ được những lợi ích của việc chơi ngoài trời, bạn cần chắc chắn việc vui chơi này đúng hướng. Louv đã dẫn chứng một nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc trẻ thụ động, ít vui đùa với những vấn đề về sức khỏe, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể để con chơi bóng đá một cách tùy tiện. Những hoạt động thể chất tốt nhất cho sức khỏe được diễn ra trong môi trường tự nhiên và không gian gần gũi với thiên nhiên – chứ không phải những sân bóng được xây dựng, kẻ vẽ cẩn thận với trọng tài… Bạn cần bằng chứng? Trẻ em tham gia vào các hoạt động thể thao có tổ chức ngày càng gia tăng – tỷ lệ thuận với số lượng trẻ em bị béo phì.   


Bạn nên làm gì?

- Bạn không cần cắt tỉa vườn cỏ quá gọn gàng, ngay ngắn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được chơi ở những sân chơi đầy những cây xanh mát mọc um tùm có sự cân bằng tốt hơn cũng như tỏ ra nhanh nhẹn hơn những trẻ được chơi ở những sân bê tông bằng phẳng. 

- Không cho trẻ mang theo đồ chơi. Nói theo cách khác, hãy để trẻ dùng gậy gỗ, que, ụ đất cát để tượng trưng cho những đồ vật như kiếm, lâu đài… tùy theo trí tưởng tượng của trẻ khiến trẻ tăng khả năng sáng tạo.

- Hạn chế can thiệp vào trò chơi của trẻ. Để trẻ học cách chấp nhận rủi ro và kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin vào bản thân, giúp giảm thiểu rủi ro rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về tinh thần khác. Thực tế, những trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên có khả năng chịu đựng căng thẳng tốt hơn.

- Cách làm hồi phục tinh thần và các lợi ích của thiên nhiên với sức khỏe thậm chí đến từ việc nhìn ngắm. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một không gian xanh bên ngoài cửa sổ phòng của trẻ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý.

- Chơi ngoài trời là cách kinh tế nhất bạn có thể làm để tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Hãy cho trẻ chơi thoải mái thay vì luôn luôn giữ trẻ trong nhà.

2. Trẻ thường chơi ngoài trời sẽ thông minh hơn

Louv giải thích rằng internet có thể là nguồn cung cấp các kiến thức bổ ích nhưng nghiên cứu cho biết các trẻ em Mỹ thường rất thiếu các kiến thức và trải nghiệm thực tế. Nếu bạn có thể tạo điều kiện cho trẻ vui đùa trong những sân chơi tự nhiên – trẻ sẽ phát triển tốt hơn về mặt tinh thần.



- Hãy để trẻ được chơi những trò xây dựng. Xây nhà, pháo đài, lâu đài… là cách tuyệt vời để trẻ thử nghiệm và học về tự nhiên cũng như khả năng của chính mình. Nếu chúng thực sự có khả năng, trẻ có thể làm được những điều khiến bạn ngạc nhiên như một ngôi nhà bằng gỗ…

- Khuyến khích trẻ chơi với bạn bè, đặc biệt với những trẻ có khả năng sáng tạo lớn. Một nghiên cứu của Thụy Điển chỉ ra rằng chơi trên sân bê tông, yếu tố về thể chất sẽ giúp trẻ thiết lập trật tự hay thứ hạng trong nhóm bạn, nhưng khi chơi trong môi trường gần gũi với thiên nhiên, những trẻ có óc sáng tạo sẽ trở thành những nhà lãnh đạo. 

- Khuyến khích trẻ sử dụng tất cả các giác quan. Quan sát bằng mắt và sờ nắm bằng tay thường được dùng nhiều nhất nhưng nghe và ngửi là giác quan quan trọng giúp cảm nhận được thế giới xung quanh rõ nét hơn tất cả những trải nghiệm cảm nhận bằng tay. Trẻ có thể học rất nhiều khi ngồi trên cánh đồng cũng như khi trèo cây.

3. Bảo vệ môi trường

Có lẽ bạn có cảm giác áy náy không ít về việc để lại một thế giới ô nhiễm cho thế hệ sau này. Thế hệ tương lai sẽ là những người phải gánh chịu hậu quả do chính bạn gây ra. Vì vậy, trẻ em đóng một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Louv cũng cho biết hiện nay rất nhiều tổ chức bảo vệ môi trường chú trọng vào việc giáo dục trẻ em. Hãy dạy trẻ yêu tự nhiên và chúng sẽ lớn lên trở thành những người có ý thức bảo vệ môi trường.

Bạn nên làm gì?


- Hãy tạo nên mối liên kết đặc biệt giữa trẻ với môi trường tự nhiên, một nơi đặc biệt với trẻ giúp chúng hiểu được đó là khu vực cần được bảo vệ.

-  Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường lớp về bảo vệ môi trường bằng những cách thiết thực. Bạn không cần phải nói quá nhiều về những điều cao siêu như rừng nhiệt đới ẩm, mặc dù nó rất quan trọng nhưng trẻ không đủ lớn để hiểu. Thay vào đó, hãy nói về những điều gần gũi xung quanh như cá trong hồ nước.
Xem thêm: mạng xanh